Điều Kiện Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hợp Pháp Theo Quy Định Của Pháp Luật Tại Việt Nam Là Gì?

Cỡ chữ

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mang tên thương hiệu riêng của chính doanh nghiệp mình là điều hết sức khó khăn. Bởi các sản phẩm đều có khả năng đánh cắp ý tưởng, mẫu mã thậm chí là nhãn hiệu. Vậy làm thế nào để đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu riêng của mình tại Việt Nam? Câu hỏi sẽ được trả lời dưới bài viết sau đây!

Nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức hay một cá thể khác nhau.

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng nhằm bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu được hưởng và sử dụng độc quyền nhãn hiệu mà mình sở hữu. Trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu bất kỳ người nào đang và đã xâm phạm quyền thương hiệu của mình.

Hiện nay, việc ăn cắp ý tưởng, khả năng sáng tạo nội dung khá phổ biến trên các mạng Social Media. Vì thế, nhiều nhãn hiệu liên tục bị lắp cắp sản phẩm. Để có đầy đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu riêng, các bạn phải phân biệt được các loại nhãn hiệu thương hiệu.

điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

>>> Xem thêm: Bảo Hộ Quyền Tác Giả Là Gì? Vì Sao Cần Phải Bảo Hộ Quyền Tác Giả?

Phân loại nhãn hiệu thương hiệu

Nếu như các bạn chưa biết thì nhãn hiệu thương hiệu được chia thành những loại sau:

  • Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên hay một tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

  • Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

  • Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Để nhãn hiệu của bạn được bảo hộ theo đúng quy định Pháp luật, cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Các chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu của mình đã bảo hộ. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên, khi có một bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu không đưa ra được lý do chính đáng thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

Trừ trường hợp việc sử dụng đó đã được bắt đầu hoặc đã bắt đầu lại trước ít nhất là 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

dagn98 ký bảo hộ nhãn hiệu

>>> Xem thêm: Bảo Hộ Thương Hiệu Là Gì? Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu Nhanh Chóng Tại Cilaw

Một số dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu không đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Sau đây là một số dấu hiệu không đủ điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây hiểu nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Lưu ý: Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ và phải có khả năng phân biệt.

Trên đây, là một số quy định về điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về các quy định đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ với Luật Nguyễn Hướng và Cộng sự để được giải quyết vấn đề gặp phải.

>>> Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ CN1: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. HCM

  • Địa chỉ CN2: 11/291 Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội

  • Hotline 0974461998 – 02822340888

  • Email: info@luatnguyenhuong.vn

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết này

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment