Hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cỡ chữ

 

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, việc viết Đơn tố cáo vẫn còn nhiều gặp khó khăn và chưa được giải quyết triệt để do việc tố cáo không đúng thẩm quyền hoặc trình tự, thủ tục tố cáo không đúng quy định. Sau đây, Luật Nguyễn Hướng và Cộng sự sẽ hướng dẫn bạn viết một lá đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng trong trường hợp bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

  1. Nơi nộp đơn tố cáo

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, việc viết Đơn tố cáo vẫn còn nhiều gặp khó khăn và chưa được giải quyết triệt để do việc tố cáo không đúng thẩm quyền hoặc trình tự, thủ tục tố cáo không đúng quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, để tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc đến trực tiếp cơ quan trên để thực hiện quyền tố cáo của mình. Các cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

  1. Hướng dẫn viết đơn

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

…..(1)…., ngày …. tháng …. năm………….

ĐƠN TỐ CÁO

(Đ/v: Hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

Kính gửi:    CÔNG AN QUẬN …………(2)……..

                    VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ……(2)…..

Tôi tên là: …………………………(3)…………………..Sinh ngày………………………………

CMND số: ……………….. cấp ngày……………………………tại …………………….

ĐKHKTT: ………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/bà: ……………………………(4)………. Sinh ngày: ……………………………………………

CMND số: ……………….. cấp ngày……………………………tại …………………….

ĐKHKTT: ………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………

Vì Ông/bà ……………………….. đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ………………………

NỘI DUNG SỰ VIỆC:

…………………………………………(5)………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà ………. đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ………

Tôi cho rằng hành vi của ông/bà …………. có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”, thì phạm tội này.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi của ông/bà ……………… Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:                                         Người tố cáo

– CMTND;                                             (Ký và ghi rõ họ tên)

– Hình ảnh, tài liệu chứng minh chiếm đoạt;

 

 

Hướng dẫn viết đơn đề nghị công an giải quyết

  1. (1) Nơi viết đơn.
  2. (2) Khi xảy ra tai vụ việc, người đề nghị nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền nơi xảy ra hành vi đó

Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào tờ tường trình, chứng cứ để xác định có thụ lý, khởi tố vụ việc hay không. Nếu khởi tố, cơ quan chức năng sẽ làm các thủ tục theo quy định.

Trong trường hợp người bị hại không biết cách thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường hoặc nộp đơn tố cáo nhưng cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thì có thể nhờ luật sư can thiệp để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

  1. (3) Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người làm đơn.
  2. (4) Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người bị tố cáo.
  3. (5) Nêu tóm tắt về diễn biến của vụ việc (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc)
  4. Thiệt hại mà người có hành vi vi phạm gây ra đối với người bị hại.

Lưu ý khi làm đơn

Thông tin ghi trong mẫu đơn càng chi tiết, càng chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

Nội dung sự việc nên trình bày theo hướng sự việc nào diễn ra trước trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau trình bày sau. Nên trình bày theo từ quá khứ đến hiện tại.

Cung cấp thông tin người làm đơn và sự việc trình báo càng chi tiết càng tốt.

Trường hợp muốn nộp đơn nặc danh (ẩn danh) phải trình bày rõ nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý thỏa đáng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn viết mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu quý khách có nhu cầu được tư vấn pháp luật hình sự, xin vui lòng lên hệ để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

 

 

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết này

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment