Hợp Đồng Là Gì? Nguyên Tắc Thực Hiện Hợp Đồng Như Thế Nào?

Cỡ chữ

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Luật Nguyễn Hướng ngay nhé.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng là gì? Thực hiện hợp đồng là gì ?

  • Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điểu khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.

Thực hiện hợp đồng đơn vụ và song vụ như thế nào?

Thực hiện hợp đồng đơn vụ (Điều 409 Bộ luật dân sự 2015)

Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

Thực hiện hợp đồng song vụ (Điều 410 Bộ luật dân sự 2015)

  • Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp có quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ và nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Các quy định khác khi thực hiện hợp đồng trong hợp đồng song vụ

Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ (Điều 411 Bộ luật dân sự 2015)

  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ. Nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ (Điều 412 Bộ luật dân sự 2015)

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định về cầm giữ tài sản.

Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên (Điều 413 Bộ luật dân sự 2015)

Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do lỗi của các bên (Điều 414 Bộ luật dân sự 2015)

Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.

nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Quy định của pháp luật đối với người thứ ba trong thực hiện hợp đồng

Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Điều 415 Bộ luật dân sự 2015)

  • Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
  • Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.

Quyền từ chối của người thứ ba (Điều 416 Bộ luật dân sự 2015)

  • Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Điều 417 Bộ luật dân sự 2015)

Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng (trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý).

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015)

  • Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng.
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh.
  • Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.
  • Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
  • Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
  • Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  • Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
  • Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.
  • Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

  • Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bài viết trên đã nêu một số ý kiến của Luật Nguyễn Hướng về nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp muốn biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp những vướng mắc còn lại của bạn.

Thông Tin Liên Hệ

  • Hồ Chí Minh: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh
  • Hà Nội: 11/291 Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, Quận Hà Đông
  • Hotline: 02822340888
  • Mail: info@luatnguyenhuong.vn
  • Fanpage: Luật Nguyễn Hướng – Cilaw lawfirm
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết này

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment