Những Thông Tin Tổng Quan Về Công Ty Trách Nhiệm Hưu Hạn

Cỡ chữ

Trong tất cả các công ty/doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường hiện tại thì có lẽ số lượng công ty thuộc loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) chiếm đa số và thường được các chủ doanh nghiệp lựa chọn khi bắt đầu thành lập công ty. Vậy loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm gì? Sau đây là một số phân tích những ưu điểm, nhược điểm của loại hình này để quý anh/chị có thể tham khảo.

Cơ sở pháp lý: luật doanh nghiệp 2020.

Tổng quan chung của mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân phổ biến ở Việt Nam, thường được viết tắt là Công ty TNHH. Công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ có con dấu riêng, tài sản độc lập, có trụ sở riêng, có thể nhân danh của mình để tham gia quan hệ pháp luật độc lập, không bị phụ thuộc vào tư các của chủ sở hữu.

Số lượng thành viên của công ty TNHH không vượt quá 50 thành viên, các thành viên. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ căn cứ trên số vốn đã góp vào công ty và không được phát hành cổ phần. 

Có 2 loại hình: Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

>>> Xem thêm: So Sánh Hai Hình Thức Công Ty TNHH

Ưu điểm chung của mô hình Công ty TNHH

  • Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ góp vốn nên hạn chế được rủi ro
  • Số lượng thành viên không quá lớn (tối đa 50 người) nên quản lý và điều hành không quá phức tạp.
  • Trong trường hợp thành viên muốn thoái vốn thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại trong công ty. Tránh bị thâu tóm từ bên ngoài.

Nhược điểm chung của mô hình Công ty TNHH

  • Khả năng huy động vốn thấp.
  • Thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm trên phần vốn đã góp nên niềm tin của khách hàng và đối tác cũng bị giới hạn .
  • Ngân hàng chỉ cho vay khoản tiền nhỏ hơn giá trị của công ty nhằm hạn chế rủi ro.
  • Bị pháp luật kiểm tra chặt chẽ hơn công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH 1 thành viên

Quy chế pháp lý thành viên

Tại điều luật 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm Công ty TNHH một thành viên như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Là công ty chỉ có một thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hay là một tổ chức.

Khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty thì mới quyết định sử dụng lợi nhuận. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty đã hoàn thành giải thể hoặc phá sản.

Cơ cấu tổ chức

Chủ sở hữu là cá nhân hoặc chủ sở hữu là tổ chức có một đại diện thì không có hội đồng thành viên. Thành lập hội đồng thành viên khi chủ sở hữu là tổ chức có 2 đại diện. Chỉ có một chủ sở hữu bỏ vốn duy nhất là có quyền quyết định cao nhất. Chủ sở hữu là tổ chức thì phải có kiểm soát viên, chủ sở hữu là cá nhân thì không có kiểm soát viên

Nếu không cần thiết thì hội đồng thành viên có thể không cần họp vì chủ sở hữu có quyền cao nhất.

Vốn và chế độ tài chính

  • Đối với tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác 

  • Không được giảm vốn điều lệ

  • Đối với chuyển nhượng vốn: chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Nếu chủ sở hữu muốn chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức cá nhân khác thì công ty TNHH MTV sẽ trở thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Khi công ty thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác thì công ty mới được chuyển nhượng.

>>> Xem thêm: Cách Đặt Tên Và Nơi Đặt Trụ Sở Doanh Nghiệp

công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Theo khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp quy định về khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.

Thành viên của công ty có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân có số lượng là tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên

Quy chế pháp lý thành viên

Nếu muốn chuyển nhượng vốn góp của mình thì thành viên sẽ chào bán vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của công ty cùng điều kiện. Nếu hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán mà các thành viên còn lại không mua hay mua không hết thì thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp đó cho các thành viên ngoài công ty.

Sau khi công ty đã nộp đầy đủ thuế và hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật thì các thành viên sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp.

Khi công ty giải thể hoặc phá sản thì các thành viên trong công ty sẽ được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng với vốn đã góp.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhât. Phải lập ba kiểm soát nếu số lượng thành viên từ 11 người trở lên. Hội đồng thành viên phải họp nhất nhất 1 năm 1 lần.

>>> Xem thêm: Việc Thành Lập Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Vốn và chế độ tài chính

  • Tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

  • Giảm vốn điều lệ: 

Thành viên sẽ được hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty, nếu công ty có hoạt động kinh doanh liên tục trên 2 năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Mà đồng thời công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác khi khi đã hoàn trả cho nhân viên.

Vốn điều lệ được điều chỉnh giảm phải tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. 

Nếu muốn chuyển nhượng vốn góp của mình thì thành viên sẽ chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại của công ty.Trong trường hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán mà các thành viên còn lại của công ty không mua hay mua không hết thì thành viên được quyền chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên của công ty, giác chuyển nhượng không thấp hơn giá bán cho các thành viên cũ.

Vừa rồi là một số thông tin tổng quan về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn mà Luật Cilaw muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào của công ty TNHH hay muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Cilaw nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. HCM

  • Điện thoại: 028 2234 0888 – Hotline: 0974461998

  • Email: info@luatnguyenhuong.vn

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
5/5 - (1 đánh giá)

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment