Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Đặc Điểm Và Có Những Loại Trách Nhiệm Dân Sự Nào?

Cỡ chữ

Trách nhiệm dân sự là gì? Có những loại trách nhiệm dân sự nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây của Luật Nguyễn Hướng.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Các bạn thường nghe rằng cá nhân/pháp nhân có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự. Vậy trách nhiệm dân sự là gì? Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm dân sự? Cùng Cilaw tìm hiểu vấn đề này như sau:

Trách nhiệm dân sự là gì?

Đầu tiên để hiểu được trách nhiệm dân sự là gì, ta sẽ đi tìm hiểu trách nhiệm pháp lí là gì trước. Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

Từ đó, ta có định nghĩa trách nhiệm dân sự (TNDS) là trách nhiệm pháp lí mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại.

Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm sau đây:

  • Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật DS;
  • TNDS là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản;
  • TNDS là trách nhiệm của bên vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm;
  • Chủ thể chịu TNDS: Người vi phạm nghĩa vụ, pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên;
  • Hậu quả pháp lí: Phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thiệt hại thực tế thì sẽ bồi thường thường;
  • TNDS nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền, lợi ích bị xâm phạm.

trách nhiệm dân sự

Trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự

Theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 thì bên có nghĩa vụ không phải chịu TNDS khi:

  • Do sự kiện bất khả kháng mà nghĩa vụ không được thực hiện. Bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ: động đất, núi lửa, lũ lụt, chiến tranh…
  • Chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Ví dụ A nhận gia công sản phẩm cho B, nguyên vật liệu và mẫu sản phẩm do B cung cấp. Tuy nhiên, bên B đã giao nguyên vật liệu và mẫu chậm làm cho bên A không thể gia công được sản phẩm đúng thời hạn như thỏa thuận ban đầu. Trong trường hợp này A không phải chịu trách nhiệm do lỗi thuộc về bên B.

Các loại trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ

Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền, trường hợp không tiếp tục thực hiện thì bên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước (CQNN) có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc phải thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:

* Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352 BLDS 2015):

Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

* Trách nhiệm do chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ (Điều 355, 359 BLDS 2015):

  • Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
  • Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
  • Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hạicho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, TRỪ trường hợp luật có quy định khác.

* Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015):

  • Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc địnhkhông được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
  • Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loạikhông được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
  • Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

trách nhiệm dân sự

* Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015):

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật quy định khác.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của khoản vay tại thời điểm trả nợ.

* Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không thực hiện được một công việc (Điều 358 BLDS 2015):

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiệnhoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
  • Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định dựa vào 03 căn cứ sau:

  • Có hành vi trái pháp luật:
  • Có thiệt hại xảy ra: nếu không có thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường. Trong đó, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm:
  • Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả.
  • Lỗi: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
  • Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
  • Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

trách nhiệm dân sự

Ngoài ra, khi xem xét TNDS do vi phạm nghĩa vụ cần lưu ý 02 quy định của BLDS 2015, đó là:

  • Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại (Điều 362 BLDS 2015): Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Điều này buộc bên có quyền yêu cầu bồi thường phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lí để hạn chế thiệt hại có thể gây ra cho mình. Trong trường hợp người bị thiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị thiệt hại có thể hạn chế đươc.
  • Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi (Điều 363 BLDS 2015): Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Đây là chế tài xử lý TNDS đối với trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra là do một phần lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại.

Bài viết trên đã nêu một số ý kiến của Luật Nguyễn Hướng về trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp muốn biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp những vướng mắc còn lại của bạn.

Thông Tin Liên Hệ

  • Hồ Chí Minh: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh
  • Hà Nội: 11/291 Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, Quận Hà Đông
  • Hotline: 02822340888
  • Mail: info@luatnguyenhuong.vn
  • Fanpage: Luật Nguyễn Hướng – Cilaw lawfirm
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết này

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment