Vốn Điều Lệ Và Vốn Pháp Định Khác Nhau Như Thế Nào?

Cỡ chữ

Thành lập doanh nghiệp ngày nay không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp lại khiến người ta đau đầu bởi xảy ra rất nhiều phát sinh liên quan. Một trong những vấn đề người thành lập doanh nghiệp quan tâm đó chính là Vốn. Tuy nhiên, trong vấn đề về vốn, nhiều người hay đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Bài viết dưới đây, Cilaw sẽ so sánh giữa vốn điều lệ và vốn pháp định, các bạn đọc giả hãy theo dõi nhé!

>>> Xem thêm: Những Thông Tin Tổng Quan Về Công Ty Trách Nhiệm Hưu Hạn

Vốn điều lệ là gì?

Luật doanh nghiệp 2021 quy định về vốn điều lệ tại điều 4: 

27. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, có thể hiểu vốn điều lệ được hình thành từ việc góp vốn của các thành viên.

vốn điều lệ là gì

Vốn pháp định là gì?

Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về Vốn pháp định như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên, tới Luật Doanh nghiệp 2014 và mới đây là Luật Doanh nghiệp 2020 thì khái niệm vốn pháp định không còn được quy định cụ thể trong các văn bản này. 

Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.

Việc quy định mức vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Khi công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Nhà nước không quy định mức vốn tối đa.

Ví dụ như: Điều kiện về vốn pháp định để kinh doanh sản xuất phim là 200.000.000 Đồng ( Căn cứ theo Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP) hoặc Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 100.000.000 đồng… (Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP). 

vốn pháp định là gì

>>> Xem thêm: Việc Thành Lập Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài Được Thực Hiện Như Thế Nào?

So sánh Vốn điều lệ và Vốn pháp định

Điểm giống nhau

Điểm giống nhau duy nhất giữa vốn điều lệ và vốn pháp định đó chính là đều là vốn mà nhà đầu tư hoặc thành viên trong công ty cùng góp vào công ty làm vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Điểm khác nhau: 

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Cơ sở quy định

Khi thành lập công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. 

Tuy nhiên, mức vốn không được thấp hơn so với mức vốn pháp định đối với kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Pháp luật chuyên ngành quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Vốn góp phải bằng tối thiểu vốn pháp luật quy định, không được thấp hơn.

Mức vốn

Pháp luật về doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.

Mức vốn pháp định là mức vốn cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Thời hạn góp vốn

Trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Cơ sở áp dụng

Áp dụng với các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, được quy định trong pháp luật chuyên ngành.

Sự thay đổi vốn trong quá trình hoạt động

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình doanh nghiệp.

Vốn pháp định là cố định và được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. 

Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.

 

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Quy Trình Thực Hiện Đăng Ký Doanh Nghiệp

Kết luận

Như vậy, có thể thấy Vốn điều lệ và Vốn pháp định, xét về bản chất thì chúng có cùng ý nghĩa là góp vốn vào công ty. Tuy nhiên, việc khác nhau về văn bản quy định vốn khiến chúng trở nên có nhiều khác biệt hơn, và khẳng định việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Việc quy định vốn pháp định và vốn điều lệ còn phản ánh được trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đối với các đối tác của mình.

Trên đây là những chia sẻ của Cilaw về vốn điều lệ và vốn pháp định, hy vọng sẽ khiến đọc giả có cái nhìn khác về 2 dòng nguồn vốn này.

Bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0974461998 – 02822340888 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. HCM để được các nhân viên của Cilaw tư vấn kỹ hơn về tình huống và các quy định của pháp luật nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: P.2112 Central 3, Vinhomes Central Park đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. HCM

  • Điện thoại: 028 2234 0888 – Hotline: 0974461998

  • Email: info@luatnguyenhuong.vn

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết này

- Có kinh nghiệm 10 năm trong nghề luật sư, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Công ty luật, pháp chế doanh nghiệp, hỗ trơ bên mảng Công chứng và Thừa phát lại. - Tham gia tranh tụng hơn 100 vụ việc tại TAND các cấp ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Tiền Giang, Khánh Hòa … về Dân sự, hình sự - Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại HCM và HN từ 2017 đến nay. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, … cho khách hàng cá nhân và doanh ngiệp

Leave a Comment